image banner
Di tích – Danh thắng

1. DI TÍCH LỊCH SỬ: "KHU HỘI ĐỒNG SẦM"

ĐỊA ĐIỂM THÀNH LẬP MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG TỈNH LONG AN 30/12/1960

(Ấp Tân Hòa xã Bình Hòa Bắc – Đức Huệ - Long An.)

Di tích có tên gọi là " Khu Hội Đồng Sầm". Hội đồng Sầm là một địa chủ, người gốc Bà Chiểu – Sài Gòn đến khai phá lập đồn điền trồng cao su và lúa từ trước năm 1922. Toàn bộ đất đai là 32 lô, mỗi lô là 25 mẫu, một nửa ở Bình Hòa Bắc, một nửa ở Bình Thành. Dinh cơ và cơ sở vật chất của tên địa chủ như kho tàng và rất nhiều nhà cửa thì tập trng một khu khoảng 20 mẫu, mọi người gọi là khu hội đồng Sầm, thuộc ấp Hòa Tây ( nay là ấp Tân Hòa – trung tâm xã Bình Hòa Bắc).

Sau năm 1945 đất này thuộc chiến Khu Đông Thành do chính quyền kháng chiến quản lý cấp cho nhân dân và có tên là xóm công đoàn. Ngày 30/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Long An (MTDTGPTLA) ra đời tại trường học của xóm công đoàn (nay là trường tiểu học Nguyễn Văn Nguyên). Tuy nhiên từ đó đến nay cách gọi Khu hội đồng Sầm vẫn mặc nhiên tồn tại và trở thành thông dụng. Ngày nay nhân dân địa hương và các ngành chức năng đều gọi địa điểm này là Khu hội đồng Sầm nơi ghi dấu sự kiện thành lập MTDTGPTLA.

Sau khi đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, chúng nhảy vào miền Nam thành lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Bằng những chính sách cực kì phản động, chế độ phát xít Ngô Đình Diệm thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước miền Nam. Trước hoàn cảnh đó cũng như phong trào cách mạng miền Nam ngày càng dân cao ngày 20/12/1960 mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đã tập hợp một khối đoàn kết yêu nước vĩ đại và tạo ra một thế đối trọng với kế hoạch bình định mới của Mỹ - Diệm: Xtalây – Talơ.

Long An là hành lang chiến lược của Nam bộ, là trọng điểm kế hoạch Xtalây – Talơ, cuộc đồng khởi 1960 ở Long An càng thấy rõ đã đến lúc phải có một tổ chức công khai kêu gọi đoàn kết chống Mỹ - Diệm, hào nhập cùng phong trào yêu nước miền Nam vùng lên giải phóng Nam bộ.

Trong hoàn cảnh đó ngày 30/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Long An (MTDTGPTLA) ra đời ở "Khu Hội Đồng Sầm"  đánh dấu một bước ngoặc lớn lao, đánh dấu một bước ngoặc lớn lao, trở thành trung tâm đoàn kết tất cả các lực lượng yêu nước của tỉnh , không phân biệt giai cấp, dân tộc, đảng phái, tôn giáo, xu hướng chính trị...để cùng hòa chung vào nhịp đập của phong trào yêu nước miền nam vùng lên giải phóng dân tộc.

Lịch sử đã chứng minh sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc là sức mạnh vô địch. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam nói chung, Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Long An nói riêng là một nhân tố quyết định thắng lợi của nhân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2. DI TÍCH LỊCH SỬ: "MIẾU ÔNG BÌNH HÒA BẮC"

(Ấp Hòa Tây, xã Bình Hòa Bắc- Đức Huệ- Long An)

Miếu ông Bình Hòa Bắc mà người dân địa phương thường gọi là Miếu ông Lê Công Ngỗng, tọa lạc tại ấp Hoà Tây, xã Bình Hòa Bắc, huyện Đức Huệ, là nơi thờ ông Lê Công Ngỗng, còn gọi là Lê Công Trình- người có công chống giặc giữ nước theo truyền thuyết dân gian. Trên vùng đất Đức Huệ ngày nay, có 3 ngôi miếu thờ ông Lê Công Trình tại các xã: Mỹ Thạnh Đông, Mỹ Thạnh Tây và Bình Hòa Bắc.Về nhân vật Lê Công Trình, tương truyền là người có công chống giặc ngoại xâm, sau khi qua đời, nhân dân tưởng nhớ công lao của ông nên lập miếu thờ, hàng năm tổ chức cúng tế long trọng. Do điều kiện tự nhiên và xã hội mỗi địa phương khác nhau, vì vậy tên gọi nhân vật Lê Công Trình cũng khác nhau, có nơi gọi là Lê Tử Trình, có địa phương gọi là Lê Công Trình. Riêng tại xã Bình Hòa Bắc, nhân dân gọi là Lê Công Ngỗng. Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng nhìn chung những ngôi miếu này đều thờ tự ông Lê Công Trình- người có công chống giặc giữ nước, thể hiện truyền thống bất khuất, đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Hàng năm, dân làng tổ chức Lễ cúng Ông vào ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch.

Trước đây, có những năm lễ hội tổ chức hát bội, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân. Lễ hội Miếu Ông là ngày hội của nhân dân, thể hiện sự gắn kết cộng đồng, tưởng nhớ các vị anh hùng có công vì dân vì nước.

Theo tư liệu lưu trữ của Ban quản lý Hội Miếu thì Hội trưởng từ trước đến nay được ghi nhận như sau. Thời thuộc Pháp cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Hội trưởng gồm các ông: Ba Khoan; Tư Thảo; Khu Năm; Sáu Cót; Hào Hóa; Hai Lục; Ba Phát; Tư Khá. Từ năm 1975 đến nay gồm các ông: Đặng Văn Mà; Nguyễn Văn Đảnh; Nguyễn Văn Khỏi. Hiện nay, Miếu Ông thành lập Ban quản lý gồm 22 thành viên, do ông Nguyễn Minh Trung làm Trưởng ban; ông Nguyễn Văn Khỏi làm Phó Trưởng ban.

Lễ hội dân gian Miếu ông Lê Công Ngỗng là cầu nối tâm linh giữa con người, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa ở làng xã, bảo tồn những vốn quý di sản văn hóa của vùng, miền. Khôi phục các giá trị của lễ hội là góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường ý thức cộng đồng; xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, thỏa mãn nhu cầu tâm linh và đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân.

 

image advertisementimage advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh